Tư vấn : Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
I. Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, xảy ra trên đường tiết niệu bao gồm: bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do nhiễm khuẩn E.Coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm; vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương; nhịn tiểu quá lâu; vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hay quan hệ tình dục không lành mạnh.
Ngoài ra, chị em trong thời kỳ sinh đẻ hay trong thời kỳ kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh không hợp vệ sinh cũng có thể bị viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh khi gây đau, buốt khi đi tiểu; đi tiểu nhiều; đau bụng dưới và sốt. Trong trường hợp nặng, người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói…
Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới và khoảng 20-40% chị em từng bị mắc chứng bệnh này.
Xem thêm: Rối loạn nội tiết là gì? 6 dấu hiệu tố cáo bạn đang bị rối loạn nội tiết
II. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Thông thường, người bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hay áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình điều trị. Tuy vậy, để giúp quá trình điều trị hiệu quả, việc bổ sung những thực phẩm phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hạn chế sự phát triển viêm nhiễm đến những cơ quan khác. Người bệnh đang thắc mắc bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì có thể tham khảo một số thực phẩm nên dùng dưới đây:
1. Canh bong bóng lợn
Bong bóng lợn (bàng quang lợn) có tác dụng làm khỏe dạ dày, lá lách, giảm lượng nước tiểu. Ăn canh bong bóng lợn là cách để làm giảm các triệu chứng viêm niệu đạo.
Bạn có thể chuẩn bị khoảng 200g bàng quang heo, 100g cây mã đề tươi. Dùng 2 nguyên liệu này nấu chín lên như một món canh, thêm muối vừa đủ để ăn trong bữa ăn hàng ngày
Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Hai vị thực phẩm này kết hợp với nhau có tác dụng trị liệu bệnh viêm bàng quang rất tốt.
2. Chocolate đen
Chocolate đen có khả năng chống lại các gốc tự do nhờ các chất chống oxy hóa có trong chúng. Hai chất chống oxy hóa – polyphenols và flavonoids trong chocolate đen giúp ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt
Yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt, hạt có vỏ cứng rất giàu chất xơ hòa tan, có công dụng làm giảm khả năng nhiễm trùng, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại và ngăn ngừa các triệu chứng viêm đường tiết niệu.
4. Tỏi
Tỏi có chứa các hợp chất có thể giết chết vi khuẩn gây ra bệnh. Sự hiện diện của allicin và các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi giúp ngăn ngừa bệnh do tính chất kháng khuẩn của chúng.
5. Cà chua
Cà chua là một loại siêu thực phẩm khác có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong quả này cũng có thể giúp chống lại các triệu chứng của bệnh.
6. Rau cải xanh
Trong điều kiện giàu tính axit, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu không thể sống. Để có được điều kiện này, cách đơn giản nhất là bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C. Trong đó, bắp cải, bông cải xanh là loại rau chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu có hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
7. Cam, táo, ổi…
Ngoài việc bổ sung vitamin C bằng rau cải xanh, bạn cũng có thể cung cấp vitamin này vào cơ thể bằng việc ăn các loại hoa quả như chanh, cam, ổi, táo…
Rau, củ, quả là những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng, giúp cho người bệnh chống lại chứng viêm đường tiết niệu.
8. Sữa chua
Sữa chua chứa probiotic làm tăng nồng độ vi khuẩn tốt trong cơ thể, tránh xa vi khuẩn xấu. Đây cũng là phần bổ sung tuyệt vời khi bạn đang uống kháng sinh để điều trị bệnh vì thuốc kháng sinh có thể tạo ra sự thiếu hụt vi khuẩn tốt trong hệ thống ruột.
Bên cạnh đó, sữa chua cũng giúp ổn định môi trường âm đạo cho nữ giới, giúp cân bằng độ pH, mau chóng hồi phục các vùng tổn thương do viêm nhiễm.
9. Nước lọc
Uống nhiều nước mỗi ngày có thể giúp cơ thể thanh lọc nhiều chất độc hại và vi khuẩn trong cơ thể ra bên ngoài trong quá trình bài tiết. Bạn nên đảm bảo cung cấp 2 lít nước/ ngày cũng giúp phòng chống viêm đường tiết niệu tái phát.
10. Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược như: trà gừng, bạc hà có tác dụng khá tốt với người bệnh, giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
11. Nước râu ngô
Uống nước râu ngô kết hợp lá mã đề giúp thông đường tiểu, giảm viêm nhiễm, nước tiểu được lưu thông dễ dàng. Đây là bài thuốc dân gian rất tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu.
Bạn cần nấu kỹ râu ngô và lá mã đề đã rửa sạch với nước. Sau đó, dùng nước này uống 3 lần trong ngày vào lúc đói và uống liền trong 3 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm : Bệnh suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
III. Viêm đường tiết niệu không nên ăn hay uống gi?
Ngoài những thực phẩm có lợi kể trên, người bệnh viêm đường tiết niệu cần tránh dùng những thực phẩm cay, nóng (ớt, gừng); nhiều dầu mỡ (đồ ăn nhanh, đồ chiên); nhiều đường (bánh kẹo, chế phẩm từ sữa); đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, cà phê, nước có ga)
Đối với người bị nhiễm trùng đường tiểu nên kiêng ăn hải sản để hạn chế cảm thấy ngứa ngáy, tiết nhiều dịch âm đạo.
Bài viết trên đây Hairclub đã tổng hợp những thông tin cần thiết nhất để trả lời cho câu hỏi “Viêm đường tiết niệu nên ăn gì”. Hy vọng, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và luôn khỏe mạnh!