Tẩy tóc có làm rụng tóc không và cách phục hồi tóc sau tẩy hiệu quả
Những màu tóc thời thượng sẽ giúp bạn trở nên sành điệu và cá tính hơn. Tuy nhiên, để có được diện mạo như vậy, tẩy tóc là công đoạn không thể thiếu. Điều đáng nói, quá trình tẩy tóc trước khi nhuộm không chỉ làm màu tóc gốc biến mất mà còn phân hủy các axit béo trên thân tóc. Vậy tẩy tóc có làm rụng tóc không? Cùng tìm hiểu nhé!
I. Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là quá trình loại bỏ melanin có trong tóc với hóa chất chuyên dụng để giúp tóc mất đi màu sắc nguyên thủy. Melanin là hắc sắc tố tạo nên màu sắc cho tóc, mắt, da. Nó có sẵn trong cơ thể nên khi mất đi thì tóc sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xám. Đây là điều kiện giúp các gam màu như bạch kim, màu khói, màu sáng…lên màu đẹp và chuẩn hơn.
Tóc càng tối màu càng phải tẩy nhiều hơn với chất tẩy có nồng độ cao, đậm đặc, lưu lại trên tóc trong thời gian dài mới có thể làm màu cũ mất hẳn. Ví dụ 1 người có mái tóc đen, muốn nhuộm bạch kim thì ít nhất phải tẩy 2 – 3 lần mới có thể nhuộm được.
Trong khi đó, thuốc tẩy có nhiều hóa chất sẽ tác động trực tiếp lên tóc, da đầu. Chính vì vậy đã gây ra nhiều rủi ro và khiến nhiều người lo lắng không biết tẩy tóc có làm rụng tóc không?
II. Vậy tẩy tóc có làm rụng tóc không?
Thành phần trong thuốc tẩy thường có chứa hydrogen peroxide. Đây là 1 loại hóa chất có tính oxi hóa cao với khả năng tẩy mạnh. Khi chất này kết hợp với amoniac và các chất tạo màu khác sẽ khiến tế bào biểu bì của tóc bị phá vỡ.
Peroxide xâm nhập vào lớp biểu bì của tóc sẽ giải phóng oxy làm tóc mất màu. Điều này dẫn tới tình trạng khô, xơ và hư tổn tóc.
Ngoài ra, trong khi tẩy và nhuộm dưới tác động mạnh của nhiệt sẽ khiến lớp màng bọc tự nhiên bên ngoài tóc bị phá vỡ. Tóc không được bảo vệ nên cực kỳ nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Kéo theo đó là tình trạng hư tổn hơn trước sự tấn công của ánh nắng mặt trời, khói, bụi… Điều này làm tóc yếu dần và rụng nhiều.
III. Các tác hại khác của thuốc tẩy tóc
1. Hư hại da đầu
Tẩy tóc là một kỹ thuật khó và không phải salon nào cũng biết cách pha trộn thuốc chuẩn tỷ lệ. Ngoài ra còn cần cẩn thận trong quá trình bôi thuốc để thuốc không chạm vào da đầu. Nếu thuốc tẩy chạm vào da đầu với nồng độ lớn hoặc sử dụng thuốc tẩy kém chất lượng sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát tại chỗ. Kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, buồn nôn, người mệt mỏi.
Sau 1 thời gian, chân tóc có thể viêm, tróc vảy, phù nề, da đầu kích ứng, ngứa ngáy. Thậm chí còn tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng. Mặt khác, việc tẩy tóc nhiều lần còn có thể gây rụng tóc từng mảng, biến đổi màu da, tăng nguy cơ ung thư da, rối loạn nội tiết tố….
2. Tóc thường xuyên bị rối, khó gỡ
Việc dùng thuốc tẩy, thuốc nhuộm nhiều làm lớp biểu bì của tóc bị nhô lên. Từ đó tạo ma sát nhiều và bám với các sợi xung quanh mạnh hơn. Dưới tác động của hóa chất, tóc cũng mất đi độ bóng mượt nên dễ xơ rối hơn. Sau khi gỡ rối, tóc sẽ mất nhiều thời gian hơn mới có thể trở lại trạng thái thẳng như bình thường.
3. Màu tóc nhanh phai
Tóc tẩy rất dễ phai màu và mỗi lần phai màu thì tóc sẽ “xuống sắc” và không còn giữ được màu gốc nữa. Cùng với đó là chân tóc đen của bạn cũng sẽ dần dài ra và khiến mái tóc nổi bật của bạn không còn được đẹp như xưa. Lúc này bạn bắt buộc phải đi nhuộm lại màu mới hoặc nhuộm đen về màu tóc ban đầu.
4. Để lại những tác hại khôn lương
Không phải ai cũng tìm được salon uy tín với đội ngũ thợ lành nghề để thực hiện. Nhiều người trao nhầm niềm tin cho những cơ sở kém chất lượng dẫn tới hậu quả đáng tiếc như:
K.N (22 tuổi, Hà Nội) chia sẻ tóc trên đầu như đứt từng sợi 1. Kèm theo cảm giác đau đầu, buồn nôn trong khi tẩy và bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Sau khi tẩy xong da đầu bị rộp, sưng tấy, về sau còn bị rụng tóc cả mảng.
T.A (18 tuổi, Hải Phòng): Da đầu lở loét, nhiễm trùng và cơ sở làm tóc không hề chịu trách nhiệm. Tốn mấy tháng đi da liễu mới đỡ.
Những trường hợp này nghe thôi cũng phải rùng mình rồi. Đây là lời cảnh tỉnh sâu sắc dành cho những bạn trẻ ham làm đẹp. Hãy tìm đến những địa chỉ tin cậy, được phản hồi tốt để không phải lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang” nhé!
IV. Mách bạn cách phục hồi tóc khô xơ sau khi tẩy
Biết được tẩy tóc có làm rụng tóc không thì khi phát hiện những dấu hiệu hư tổn bạn cần áp dụng ngay những cách khắc phục sau:
1. Dùng sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng
Thay vì dùng những loại dầu gội, dầu xả thông thường, bạn nên chọn sản phẩm chuyên dụng dành riêng cho tóc tẩy và tóc nhuộm. Những sản phẩm này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc hư tổn, khô, xơ, chẻ ngọn, giúp ổn định lại cấu trúc tóc. Điều này sẽ giúp tóc lên màu chuẩn hơn.
2. Gội đầu đúng cách
Để giảm hư tổn và giúp tóc suôn mượt hơn bạn nên áp dụng cách gội đầu đúng sau:
– Bước 1: Dùng 1 lượng dầu gội vừa phải, đánh bọt cùng nước rồi gội phần gáy trước. Đây là nơi tích tụ chất nhờn, bụi bẩn, mồ hôi. Trong quá trình gội, không được cào xát quá mạnh khiến da đầu tổn thương. Massage nhẹ nhàng mái tóc và da đầu bằng phần thịt đầu ngón tay để giúp tăng tuần hoàn máu, giúp các nang tóc phát triển hơn. Xả sạch với nước.
– Bước 2: Để tóc nghỉ 5-7 phút. Dùng dầu xả có nhiều dưỡng chất bôi lên tóc theo chiều từ thân tóc đến ngọn tóc và massage nhẹ nhàng. Để yên trong 10 phút rồi xả tóc thật sạch. Có thể dùng thêm dầu ủ tóc hay tinh dầu dưỡng nếu cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý da đầu lúc này khá nhạy cảm nên không được sử dụng tùy tiện.
– Bước 3: Dùng khăn khô thấm nước trên tóc. Tránh chà xát hoặc vò mạnh tóc vì tóc đang ướt rất nhạy cảm và dễ hư tổn.
Chỉ nên gội 2-3 lần/ tuần, hạn chế để tóc không bị tiếp xúc quá nhiều với hóa chất, máy sấy, thiết bị tạo nhiệt và luôn giữ được độ ẩm tự nhiên. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với nhiệt nên dùng xịt bảo vệ để hạn chế ảnh hưởng.
3. Dùng mặt nạ ủ tóc
Bạn có thể sử dụng dầu dừa, bơ, chuối, dầu oliu, mật ong, trứng gà… để làm mặt nạ ủ tóc. Không chỉ hỗ trợ cải thiện tóc hư tổn mà các loại mặt nạ tóc còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng để giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn.
4. Bổ sung dưỡng chất đầy đủ
Để phục hồi tóc từ bên trong, bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bao gồm:
– Protein: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
– Omega-3 có trong: cá hồi, cá thu, cá trích, các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân… giúp nuôi dưỡng và tăng độ ẩm cho tóc.
– Sắt: Thịt bò, thịt gà, cá là nguồn cung cấp sắt dễ hấp thu. Các loại rau củ như: Đậu lăng, cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn, xà lách cũng chứa nhiều sắt.
– Vitamin nhóm B: Acid folic, vitamin H, vitamin B6 và B12 có nhiều trong bơ, măng tây, atiso, rau bina, đậu tươi, đậu nành, đậu lăng, củ cải đường, cam, bông cải xanh, bắp cải Brussels,….
5. Giải pháp khoa học giúp phục hồi tóc khô xơ sau khi tẩy hiệu quả, an toàn
Các chuyên gia nhấn mạnh, việc tẩy tóc sẽ tác động trực tiếp đến “sức khỏe” của tóc và da đầu. Do đó, việc chăm sóc tóc từ bên ngoài bằng nguyên liệu tự nhiên là cần thiết nhưng chưa đủ. Các biện pháp kể trên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, tốn nhiều thời gian, công sức và không thể giải quyết tình trạng tóc hư tổn từ gốc.
Lúc này, bạn có thể tới ngay Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thăm khám và điều trị. Đến đây, bạn sẽ được test nang tóc và phân tích sức khỏe da đầu bằng máy trị liệu da đầu S76 hiện đại có độ phóng đại lên tới 200 lần. Qua hình ảnh soi chiếu, bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng thực tế của bản thân. Với những số liệu trên màn hình, bạn sẽ nắm được: Mật độ tóc, cấu trúc sợi tóc, tình trạng da đầu, lượng dầu trên đầu, tỷ lệ nang tóc yếu, suy thoái,…
Thông thường với tình trạng da đầu viêm ngứa, tóc hư tổn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng ánh sáng laser liều thấp. Phương pháp này không gây ra tác dụng phụ, không gây đau đớn, áp dụng được cho nhiều đối tượng và tình trạng tóc.
Khi chiếu ánh sáng laser laser đỏ, các nang tóc sẽ hấp thụ, thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhờ đó phân phối máu và chất dinh dưỡng dồi dào hơn đến nang tóc. Ánh sáng laser cũng kích thích hoạt động của tế bào trong nang tóc để giúp giảm rụng tóc, tiêu viêm, diệt khuẩn, ức chế bài tiết dầu, thúc đẩy hiệu quả của thuốc.
Sau lần trị liệu đầu tiên, tình trạng viêm ngứa thuyên giảm đáng kể. Các nang tóc được làm sạch tận gốc và tình trạng rụng tóc cũng dần cải thiện sau 1 liệu trình. Bạn sẽ nhanh chóng phục hồi mái tóc hư tổn sau tẩy nhuộm, tự tin tỏa sáng với mái tóc bồng bềnh, dày đẹp.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết tẩy tóc có làm rụng tóc không và tìm được cách khắc phục nhanh chóng. Nếu có thắc mắc hãy gọi ngay hotline 024 3219 1111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất.