Bệnh suy tuyến giáp và những điều bạn cần phải biết


Bệnh suy tuyến giáp còn gọi là giảm năng tuyến giáp hoặc nhược giáp. Đây là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp- một tuyến nội tiết nằm ở cổ. Thông thường, tuyến giáp có chức năng điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị suy giáp thì tuyến giáp sẽ sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ

I. Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:

  • Rối loạn cơ thể khi tiết ra các kháng thể tấn công tuyến giáp
  • Mang thai gây thay đổi nội tiết
  • Sau khi điều trị bệnh cường giáp hay phẫu thuật tuyến giáp
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như lithium và amiodarone
  • Vừa trải qua điều trị bằng xạ trị

II. Triệu chứng bệnh suy tuyến giáp

Bệnh suy tuyến giáp ở giai đoạn nhẹ thường có triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, các bạn cần phải theo dõi nếu có các biểu hiện sau:

– Da khô hoặc tái xanh, rụng tóc

– Ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bị táo bón hoặc tăng cân bất thường

– Cơ thể mệt mỏi, dễ bị lạnh

– Trí nhớ giảm sút

– Thay đổi nhịp tim, thở gấp

– Bị giữ nước trong cơ thể, đặc biệt là quanh mắt

– Đau cơ hoặc xương khớp

– Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Nam và nữ đều giảm hứng thú tình dục

III. Biến chứng của bệnh suy giáp

Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời, suy tuyến giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bướu cổ: Tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng hormone thiếu hụt. Điều này sẽ làm gia tăng kích thước tuyến giáp, gây bướu cổ.

– Chứng phù niêm hay còn gọi là suy giáp tiến triển: Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng suy tuyến giáp kéo dài mà không được điều trị kịp thời. Chứng bệnh này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu rơi vào trạng thái hôn mê sâu và mất tri giác.

– Các bệnh về tim mạch: Khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ khiến hàm lipoprotein tỷ trọng thấp và cholesterol “xấu” tăng cao. Nó làm giảm khả năng co bóp của tim, lâu dần có thể dẫn tới suy tim và tim to.

– Sức khỏe tâm thần: Cơ thể luôn mệt mỏi khi bị thiếu hụt hormone. Các chức năng tâm thần hoạt động chậm dần khiến bạn bị suy nhược cơ thể và trầm cảm.

– Vô sinh: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của suy tuyến giáp. Bởi vì, nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm suy yếu khả năng sinh sản.

– Dị tật bẩm sinh ở trẻ: Nếu đứa ra được sinh ra từ những bà mẹ bị suy tuyến giáp có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé khi trưởng thành.

Rụng tóc, hói đầu: Nhiều nghiên cứu cho thấy, sức khỏe của tuyến giáp có mối liên quan mật thiết với mái tóc. Nó ảnh hưởng đến chu kì tăng trưởng của tóc bởi các hormone tuyến giáp là yếu tố kích thích quá trình mọc tóc. Vì vậy, nếu bị suy giáp, nang tóc sẽ không phát triển. Hậu quả chính là tình trạng tóc khô, rụng tóc, hói đầu.

IV. Các phương pháp điều trị bệnh suy tuyến giáp

Sau khi làm các xét nghiệm để đo lượng hormone tuyến giáp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh suy giáp cần kết hợp giữa thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt:

  1. Thuốc điều trị

Thuốc có thể thay thế những hormone mà cơ thể không tiết ra, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng như: căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu thì người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để thay đổi liều dùng phù hợp.

Bệnh suy giáp thường cần được điều trị suốt đời. Các loại thuốc được sử dụng hàng ngày theo đơn và liều lượng bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không ngưng dùng thuốc khi bạn thấy khỏe hơn (trừ khi bác sĩ đồng ý).

2. Chế độ sinh hoạt, ăn uống

– Nên ăn: trứng, các loại thịt, hải sản, rau, trái cây, các loại hạt không chứa gluten (gạo, kiều mạch, hạt chia và hạt lanh); sữa, phô mai.

– Không nên ăn: Hạt kê; thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, bánh ngọt, bánh quy…); tránh bổ sung selen và i-ốt trừ khi chưa được bác sĩ kê đơn; đồ uống có cồn và caffein. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế: Thực phẩm có chứa gluten (bánh mì, mì ống, ngũ cốc, …), thực phẩm đậu nành, các loại rau họ cải, một số loại trái cây: đào, lê và dâu tây.

– Duy trì cân nặng ổn định: Tập yoga hoặc thiền có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện sức khỏe và tinh thần thoải mái.

Nhìn chung, các biến chứng của bệnh suy tuyến giáp là rất nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến lối sống sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

TIN LIÊN QUAN

Rối loạn nội tiết là gì? 6 dấu hiệu tố cáo bạn đang bị rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà chị em phụ nữ thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được chứng bệnh để điều trị và khắc phục.

Tổng hợp 6 chứng bệnh tự miễn phổ biến nhất hiện nay

Bệnh miễn dịch là chứng bệnh gây ra do những rối loạn từ chính nội tại từ bên trong, khiến các hoạt động của cơ thể bị đảo lộn. Không những không thể chữa khỏi hoàn toàn, chứng bệnh tự...

Bệnh suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh suy dinh dưỡng được xem là loại bệnh nghiêm trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển không chỉ riêng với trẻ nhỏ mà còn ở người cao tuổi nữa. Cùng tìm hiểu bệnh cũng như nguyên...

Bạn có biết : Chứng đau đầu báo động điều gì cho cơ thể?

Bạn thường xuyên đau nhức vùng đầu, kéo dài liên tục và lặp lại nhiều lần? Đây là dấu hiệu của chứng đau đầu gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng...

Rối loạn nội tiết là gì? 6 dấu hiệu tố cáo bạn đang bị rối loạn nội tiết

09:2 02/04/2019

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà chị em phụ nữ thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được chứng bệnh để điều trị và khắc phục.

Tổng hợp 6 chứng bệnh tự miễn phổ biến nhất hiện nay

11:1 01/04/2019

Bệnh miễn dịch là chứng bệnh gây ra do những rối loạn từ chính nội tại từ bên trong, khiến các hoạt động của cơ thể bị đảo lộn. Không những không thể chữa khỏi hoàn toàn, chứng bệnh tự...

Bệnh suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

10:1 01/04/2019

Bệnh suy dinh dưỡng được xem là loại bệnh nghiêm trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển không chỉ riêng với trẻ nhỏ mà còn ở người cao tuổi nữa. Cùng tìm hiểu bệnh cũng như nguyên...

Bạn có biết : Chứng đau đầu báo động điều gì cho cơ thể?

08:1 01/04/2019

Bạn thường xuyên đau nhức vùng đầu, kéo dài liên tục và lặp lại nhiều lần? Đây là dấu hiệu của chứng đau đầu gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng...