5 kiểu bệnh lý khiến rụng lông mi nhiều mỗi ngày
Cũng giống như tóc hay lông mày, ngoài nhiệm vụ tô điểm cho vẻ đẹp ngoại hình, lông mi còn đảm đương việc phản ánh những thay đổi của cơ thể thông qua tình trạng mau – thưa, rụng nhiều hay ít. Cũng vì lý do này, nếu rụng lông mi nhiều không rõ nguyên do thì chị em không nên bỏ qua. Bởi rất có thể, đây chính là dấu hiệu hay hậu quả từ 5 chứng bệnh nguy hiểm sau:
-
Viêm bờ mi
Lông mi có các nang mi chứa tuyến dầu. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng, nó sẽ gây ra viêm. Có hai loại viêm bờ mi mắt là viêm mí mắt trước và viêm mí mắt sau. Trong đó, viêm mí mắt trước là tình trạng viêm ở bên ngoài đôi mắt, xung quanh vùng bờ mi của bạn và thường gây kích ứng và đỏ.
Nhiều người theo thói quen sẽ đưa tay lên dụi mắt khiến những sợi lông mi vốn đã mỏng manh nay càng dễ tổn thương và rụng nhiều.
2. Viêm da dị ứng
Tương tự như viêm bờ mi, các bệnh viêm da dị ứng cũng liên quan đến hiện tượng rụng lông mi nhiều. Trong hầu hết các trường hợp này, lông mi thường xuyên mất đi khi bạn liên tục gãi, cọ xát để giảm cảm giác ngứa ngáy do viêm da gây ra. Các bệnh da dị ứng thường gặp là viêm da tiết bã, bệnh vẩy nến, rụng tóc thùy trán sau mãn kinh…
3. Hệ thống nội tiết bị rối loạn
Các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, cường giáp, suy giáp khiến quá trình sản sinh hormone giảm hay tăng bất thường. Khi này, lông trên cơ thể, bao gồm lông mi bị rụng đi nhiều.
Rụng lông mi nhiều cũng có thể xảy ra khi mất cân bằng nội tiết. Lượng DHT dư thừa tác động ngược vào nang lông, làm chúng co lại khiến cho lớp màng bảo vệ trên da dày hơn, chậm lại sự truyền máu đến mao mạch, gây nên chứng rụng lông mi và chậm lại quá trình thiết lập những sợi lông mới.
Bên cạnh đó, hao hụt về lượng estrogen chính là nguyên nhân gây ra sự phá hủy nang lông, lông, tóc mỏng và dễ gãy rụng. Trường hợp này xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hay các chị em sau sinh nở.
4. Bệnh tự miễn
Chứng rối loạn tự miễn dịch (hệ thống có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật) cũng có thể dẫn đến hiện tượng gãy rụng lông mi nhiều. Khi này, các tế bào bạch cầu “sai lầm” và cho rằng nang lông là kháng nguyên gây hại. Trước sự tấn công của các tế bào miễn dịch, nang lông bị triệt tiêu, hủy hoại và không được tiếp tục cung cấp dinh dưỡng, sợi mi rơi ra.
Rối loạn miễn dịch được biết đến với các bệnh phổ biến như lupus ban đỏ, bệnh bạch biến (một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc)…
5. Dị ứng với mỹ phẩm
Phấn mắt, mascara trang điểm thường chứa nhiều thành phần hóa học. Những chất này có thể sẽ tác động làm lông mi rụng hay gây kích ứng da. Việc tẩy trang không sạch vào cuối ngày, lớp mascara lưu lại lâu trên mi khiến lông mi yếu dần và rụng thường xuyên.
Bạn đã thử xác định xem mình có đang gặp phải nguyên nhân gây rụng lông mi nhiều? Nếu gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất hãy sớm kiểm tra sức khỏe và tìm ra nguyên nhân chính xác. Việc này không chỉ kịp thời chữa được bệnh tật mà còn cứu vãn được làn mi vốn là điểm nhấn quan trọng của đôi mắt ở cả nam và nữ.