[Tư vấn] : Trễ kinh 1 tháng phải làm sao?


Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 28 – 35 ngày. Nếu sau 35 ngày mà chị em không thấy kinh tức là đã bị trễ kinh. Phụ nữ lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp có thể bị vô kinh.

I. Nguyên nhân gây trễ kinh

1. Mang thai

Là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng chậm kinh. Thông thường, lớp niêm mạc tử cung theo chu kỳ sẽ bong ra và gây hiện tượng ra máu (gọi là hành kinh).

Tuy nhiên, khi trứng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc không bong ra để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

2. Bất thường ở quá trình phóng noãn và rụng trứng

Do rối loạn phóng noãn và không rụng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt đến chậm, mất kinh.

3. Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết khiến tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

4. Bệnh phụ khoa

Trễ kinh cũng xảy ra nếu chị em bị mắc những bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang hoặc viêm buồng trứng…

5. Gặp vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát hormone của cơ thể. Nếu gặp vấn đề bất thường tại tuyến giáp như  suy tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị… có tác dụng phụ gây chậm kinh.

7. Giảm cân quá mức

Giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo gián tiếp khiến cơ thể sẽ không sản xuất đủ estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh.

8. Tăng cân đột ngột

Ngược lại, tăng cân quá nhanh cũng là nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ khi cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định.

9. Căng thẳng, stress

Tinh thần ảnh hưởng tới quá trình tạo ra estrogen, duy trì chu kỳ kinh nguyệt. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh hormone adrenaline và cortisol gây chậm kinh.

II. Trễ kinh 1 tháng phải làm sao?

Trễ kinh có thể xảy ra một hoặc nhiều lần. Những người phụ nữ lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp có thể bị vô kinh. Không chỉ vậy, trễ kinh còn gây những hậu quả như hiếm muộn, vô sinh và mắc các bệnh phụ khoa.

Để phòng ngừa và điều trị trễ kinh do rối loạn kinh nguyệt, chị em cần lưu ý

1. Có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ; sắp xếp lịch học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.

2. Hạn chế căng thẳng, luyện tập lối sống thanh thản, vui vẻ, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực.

3. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…

4. Điều chỉnh cân nặng phù hợp, khoa học: tránh giảm hay tăng cân cấp tốc với thực phẩm không rõ nguồn gốc. Trong nhiều trường hợp hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia.

5. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

6. Theo dõi sinh lý của cơ thể

Để nhận biết được các bệnh lý nhạy cảm này thì chị em cần để ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh của mình. Nên lưu tâm đến các biểu hiện bất thường như máu kinh bị vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lại; tình trạng đau âm ỉ bụng dưới, màu và mùi của dịch tiết âm đạo…

7. Khám phụ khoa định kỳ nhằm sớm phát hiện nguyên nhân và biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt.

8. Sử dụng thuốc đông y điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ cơ thể

Xem thêm: Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Khi phát hiện tình trạng trễ kinh, cách tốt nhất là nên tới các cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Điều này vừa giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng vừa có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh triệt để.
Hairclub chúc chị em luôn xinh đẹp và khỏe mạnh!

TIN LIÊN QUAN

[Hỏi – Đáp] Sau khi phá thai thì bao lâu có kinh trở lại?

Phá thai là biện pháp nhiều người sử dụng khi có con ngoài ý muốn. Vậy sau khi phá thai thì bao lâu có kinh trở lại và nếu sau hơn 2 tháng mà chưa có kinh lại thì nói...

Kinh nguyệt màu đỏ nhạt có nguy hiểm không?

Không chỉ là biểu hiện chu kỳ hàng tháng xảy ra ở chị em, màu sắc của kinh nguyệt còn có khả năng tiết lộ nhiều vấn đề về tình trạng sức khỏe. Vậy kinh nguyệt màu đỏ nhạt có...

[Tổng hợp] các nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu đen

Nguyên nhân kinh nguyệt có màu đen là gì? Đây là điều mà rất nhiều chị em đang tò mò và tìm hiểu. Hãy cùng Hairclub tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kinh nguyệt sớm có hại gì không?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý diễn ra theo chu kỳ, biểu hiện cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong khi đó, kinh nguyệt sớm là triệu chứng bất thường ở kỳ “đèn đỏ”. Kinh nguyệt sớm...

[Hỏi – Đáp] Sau khi phá thai thì bao lâu có kinh trở lại?

03:24 24/05/2019

Phá thai là biện pháp nhiều người sử dụng khi có con ngoài ý muốn. Vậy sau khi phá thai thì bao lâu có kinh trở lại và nếu sau hơn 2 tháng mà chưa có kinh lại thì nói...

Kinh nguyệt màu đỏ nhạt có nguy hiểm không?

02:10 10/05/2019

Không chỉ là biểu hiện chu kỳ hàng tháng xảy ra ở chị em, màu sắc của kinh nguyệt còn có khả năng tiết lộ nhiều vấn đề về tình trạng sức khỏe. Vậy kinh nguyệt màu đỏ nhạt có...

[Tổng hợp] các nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu đen

02:4 04/05/2019

Nguyên nhân kinh nguyệt có màu đen là gì? Đây là điều mà rất nhiều chị em đang tò mò và tìm hiểu. Hãy cùng Hairclub tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kinh nguyệt sớm có hại gì không?

02:2 02/05/2019

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý diễn ra theo chu kỳ, biểu hiện cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong khi đó, kinh nguyệt sớm là triệu chứng bất thường ở kỳ “đèn đỏ”. Kinh nguyệt sớm...