Tìm hiểu hói đỉnh đầu nữ là gì? Có nguy hiểm không?
I. Hói đỉnh đầu nữ là gì? Nguyên nhân do đâu?
1. Hói đỉnh đầu nữ là gì?
Hói đỉnh đầu nữ giới là kết quả của quá trình rụng tóc quá nhiều không thể mọc lại được ở đỉnh đầu, vùng gần trán. Ban đầu, vùng tóc có biểu hiện yếu mỏng, nhiều tóc con. Khi hiện tượng rụng xuất hiện, mật độ tóc bắt đầu giảm do tóc mới không kịp mọc lên thay thế tóc đã rụng, đồng thời, chân tóc mọc cách xa nhau khiến lộ phần da đầu.
Tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ làm xuất hiện vùng hói với kích thước mảng nhỏ như đồng xu và có khả năng lan rộng.
2. Nguyên nhân hói đỉnh đầu nữ
- Thay đổi nội tiết tố, rối loạn hormone
Nữ giới giai đoạn sau sinh và tiền mãn là thời điểm xuất hiện rụng tóc, hói đầu. Khi này, nội tiết tố trong cơ thể phái đẹp có tự thay đổi lớn, đặc biệt là mất cân bằng nồng độ DHT và Testosteron.
Trong khi đó, theo các nghiên cứu khoa học, hơn 80% trường hợp rụng tóc xảy ra do mất cân bằng nồng độ 2 hormone nói trên.
- Thiếu chất
Protein và chất béo, carb là thành phần chính tạo ra năng lượng (calo) cho cơ thể. Trong khi đó, chế độ ăn kiêng luôn có lượng carb thấp. Khi áp dụng ăn kiêng, nhiều chị em đã vô tình làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến rụng tóc, hói đầu.
Ngoài ra, Protein và sắt là thành phần quan trọng đối với sinh lý của tóc. Ăn uống thiếu chất không những gây nên chứng rụng tóc mà còn ảnh hưởng lớn tới quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Stress, căng thẳng lâu ngày
Cơ thể đang trong tình trạng suy nhược, căng thẳng hay mệt mỏi kéo dài dẫn khiến các tế bào, trong đó có cả tế bảo tóc không được phục hồi đã gây nên chứng rụng tóc.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như trị mụn trứng cá, chống trầm cảm, điều trị huyết áp thấp… đã làm hormone cơ thể nữ giới bị thay đổi kéo theo chứng rụng tóc bệnh lý.
- Hậu quả của lạm dụng hóa chất làm tóc
Cùng với nhiệt, hoá chất từ các loại thuốc làm tóc phá vỡ cấu trúc sợi tóc và ngấm sâu làm hại da đầu cùng nang tóc. Dưới những tác động này, sợi tóc sẽ dần xơ rối, giòn nên rất dễ gãy rụng.
Rụng tóc ở nữ giới nói chung và hói đỉnh đầu nữ còn có thể xảy ra do các yếu tố khác như di truyền, do mắc bệnh, tác động từ môi trường ô nhiễm, thói quen gội đầu nước nóng, chải khi tóc còn ướt, giật tóc…
II. Hói đỉnh đầu nữ có nguy hiểm không?
Ngoài việc làm ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của phái đẹp, hói đỉnh đầu nữ không gây nguy hiểm. Sở dĩ, rụng tóc, hói đầu không phải là bệnh mà thường là triệu chứng của bệnh lý hay sự thay đổi bất thường của cơ thể như thay đổi hormone, thiếu chất… Bởi vậy, bạn không nên chủ quan với các bệnh lý có triệu chứng rụng tóc, hói đầu sau:
– Rụng tóc thể mảng: Nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường,… kích hoạt các phản ứng tự miễn của hệ miễn dịch khiến chúng tấn công vào các nang tóc thường ở phần đỉnh đầu.
– Rụng tóc di truyền androgen: Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính làm mất cân bằng hormone, tạo điều kiện cho DHT phá huỷ nang tóc từ bên trong, gây gãy rụng.
– Da đầu bị viêm nhiễm: do nấm, vi khuẩn gây mủ, virus zona…
– Bệnh di truyền, miễn dịch và nội tiết: lupus ban đỏ, thiếu máu ác tính, đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang…
III. Hói đỉnh đầu nữ có chữa được không?
Vì không phải là bệnh nên hói đỉnh đầu nữ khó có thể được chữa trị dứt điểm. Tuỳ vào nguyên nhân và tình trạng khác nhau, chị em vẫn sẽ có thể khắc phục rụng tóc, hói đỉnh đầu từ nhiều cách.
1. Đảm bảo đủ chất
Không chỉ đối với tóc, cơ thể luôn cần được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để duy trì các hoạt động sinh lý hằng ngày. Bạn nên bổ sung đầy đủ đạm, protein, sắt, các nhóm vitamin nhóm B… để duy trì mái tóc chắc khoẻ. Cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng thêm các loại thuốc uống, vitamin bổ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết.
Xem thêm: Ăn gì để tóc không rụng?
2. Dùng thuốc cân bằng nội tiết
Trên thị trường hiện có đa dạng các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết ở chị em. Không chỉ ngăn ngừa rụng tóc, cân bằng nội tiết tố còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý và nhan sắc phải đẹp, đặc biệt là phụ nữ sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn.
3. Chăm sóc tóc từ tự nhiên
Không thừa nếu bạn kiên trì làm đẹp mái tóc từ việc mát xa hay làm mặt nạ ủ tóc từ các tinh dầu tự nhiên (dầu ô liu tinh dầu dừa, tinh dầu bưởi…), sữa chua, trứng gà hay mật ong, nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ bên trong, mềm mượt bên ngoài.
4. Trị dứt điểm bệnh gây rụng tóc
Nếu bạn còn phân vân về nguyên nhân gây hói đỉnh đầu của mình thì cách tốt nhất là tìm đến các phòng khám để kiểm tra. Trường hợp rụng tóc, hói đỉnh đầu do các bệnh lý nêu trên thì đây cách duy nhất ngăn ngừa chứng hói đầu ngày càng lan rộng.
5. Làm đẹp từ phương pháp cấy tóc
Nếu chị em đã sống chung với rụng tóc, hói đỉnh đầu nữ từ 6 tháng trở lên thì những giải pháp trị liệu phía trên khó lòng đạt được hiệu quả, bởi khi này các nang tóc đã bị hoại tử. Tuy vậy, bạn vẫn có thể cải thiện vẻ đẹp mái tóc từ các phương pháp cấy tóc tự thân để che hói, tuốt lại vẻ đẹp của phái đẹp.
Xem thêm: Cấy tóc tự thân có thật sự hiệu quả không?
Trên đây là một số thông tin mà Hairclub đưa ra cho các bạn để các bạn hiểu hơn về hói đỉnh đầu nữ và những phương pháp phòng tránh, chữa trị. Nếu bạn cảm thấy chưa an tâm có thể liên hệ tới phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tế – phòng khám hàng đầu, chuyên sâu về lông, tóc trên cơ thể để được tư vấn rõ hơn.
Thông tin phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tế
– Địa chỉ :
- Cơ sở 1: 38 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 260 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM
– Hotline: 0243 219 1111
– website: cayghepthammy.com