Rụng lông vùng kín khi mang thai có đáng lo ngại không?
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi bên trong. Bạn sẽ tăng cân, hay chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, rụng lông, tóc…. Hãy đi tìm câu trả lời cho việc rụng lông vùng kín khi mang thai.
I. Nguyên nhân rụng lông vùng kín khi mang thai
1. Sự thay đổi nội tiết tố
Hormon progesterone và estrogen tăng một cách nhanh chóng khiến các chị em đối mặt với tình trạng lông và tóc trở nên khô, dễ gãy rụng hơn bình thường; trong đó có lông vùng kín.
2. Sự thiết hụt chất dinh dưỡng
Cơ thể của bạn đang thật sự thiếu sắt, B12, kẽm, vitamin D, biotin, axit béo cần thiết và thiếu chất đạm. Các chất dinh dưỡng tập trung nuôi dưỡng bào thai nên không đủ để nuôi lông vùng kín khiến vùng lông bikini dễ bị rụng.
3. Căng thẳng, mệt mỏi
Mang thai khiến cơ thể chị em tăng cân, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress, mất ngủ…. Đây là những yếu tố tác động làm lông, tóc ngày càng gãy rụng.
4. Viêm, nhiễm vùng kín
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường xảy ra do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng cao. Đồng thời, chức năng thận giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Chị em thường bị ngứa ngáy, khó chịu và khiến lông vùng kín bị rụng.
Xem thêm: Có nên cạo rụng lông vùng kín khi mang thai không?
II. Rụng lông vùng kín khi mang thai có đáng lo ngại? Cách xử lý
Rụng lông vùng kín khi mang thai là vấn đề thường gặp nên chị em đừng quá lo lắng. Tùy thuộc vào sự nhạy cảm của tóc, lông trên từng người mà mức độ rụng lông thay đổi đó là ít hay nhiều, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Đa số chị em cho biết, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 4-5 tháng sau sinh. Khi đó, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày
– Chú ý chế độ ăn uống: hãy tuân thủ quy luật “dinh dưỡng 4 giờ”, ăn thêm các loại thực phẩm chứa carbonhydrate như trái cây, bánh mỳ sau mỗi 4 tiếng ăn bữa chính.
– Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không nên thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, không sử dụng chất kích thích, tập thể dục đều đặn.
– Sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu để hạn chế rụng lông vùng kín và kích thích mọc lông. Đây là những nguyên liệu tự nhiên an toàn cho bà bầu.
– Đối với trường hợp bị viêm âm đạo hoặc nhiễm nấm, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn thêm. Bạn không nên tự mua thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sau khi sinh, bạn càng cần phải theo dõi tình trạng rụng lông vùng kín. Nếu càng ngày càng nghiêm trọng bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về rụng lông vùng kín khi mang thai. Hy vọng bạn đọc có thêm được một số thông tin bổ ích !