Làm thế nào để bớt rụng tóc và kích thích tóc mọc lại?

Rụng tóc nhiều là tình trạng tương đối phổ biến, có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Thông thường, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu tóc của bạn vẫn có thể mọc lại theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải rụng tóc bệnh lý thì cần điều trị bệnh dứt điểm mới giúp tóc mọc lại được. Vậy làm thế nào để bớt rụng tóc? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I. Nguyên nhân khiến tóc bị rụng nhiều

1. Do yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền chiếm khoảng 80% khuynh hướng rụng tóc. Nam giới thường bắt đầu nhận thấy chứng rụng tóc do di truyền ngay từ độ tuổi 20 hoặc 30. Trong khi phụ nữ thường không bị ảnh hưởng nhiều. Mặc dù bạn không thể làm gì về cấu tạo gen của mình, nhưng với tiến bộ của khoa học hiện đại sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề đó.

2. Rối loạn thần kinh nội tiết

Không nằm ngoài quy luật tự nhiên, mái tóc cũng dần có những dấu hiệu lão hóa theo tuổi tác. Điều này do nội tiết tố estrogen và testosterone suy giảm. Đây chính là lý do khiến tóc hư tổn, bạc màu, nhanh rụng. Những dấu hiệu này phát huy mạnh mẽ nhất ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay nam giới tuổi trung niên, mãn dục.

3. Stress

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cortisol (hormone căng thẳng) tác động đến cả chức năng và sự điều tiết của các nang tóc của bạn.Ngoài ra, stress trong thời gian làm thay đổi chu kỳ của nang tóc bằng cách kết thúc sớm thời gian phát triển tích cực của tóc.

4. Ăn uống thiếu chất

Các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) là những yếu tố chính trong chu trình phát triển của nang tóc. Chúng theo máu nuôi dưỡng nang tóc, chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc.

Nếu cơ thể bạn đang thiếu những thành phần như protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể. Tuy nhiên, đây là tình trạng tạm thời, sau khi cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc sẽ mọc trở lại.

5. Lạm dụng hóa chất tạo kiểu

Nếu da đầu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất do nhuộm, tẩy tóc, uốn tóc… thì thường khiến tóc hư tổn, gãy rụng. Mặc dù hầu hết trường hợp tóc của bạn vẫn có thể mọc lại nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ hói đầu.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Chẳng hạn như: thuốc chống trầm cảm đến thuốc chẹn beta, thuốc tránh thai steroid…

Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và cùng lúc nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Lưu ý là bạn không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến việc trị bệnh.

7. Bệnh lý bên trong cơ thể

Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, miễn dịch (lupus, tiểu đường…) và nấm, viêm nhiễm da đầu cũng khiến tình trạng rụng tóc thêm trầm trọng, làm tăng nguy cơ hói đầu.

II. Vậy làm thế nào để bớt rụng tóc?

1. Bổ sung dưỡng chất hợp lý

Làm thế nào để bớt rụng tóc không khó, nhưng đạt được hiệu quả như mong muốn bạn cần tìm được chính xác nguyên nhân gây rụng tóc. Thông thường, bạn không cần điều trị bằng thuốc trong những trường hợp như rụng tóc do căng thẳng, thiếu chất hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh.

Thay vào đó, bạn nên tập trung vào bổ sung dưỡng chất để tạo điều kiện giúp tóc mọc trở lại.

● Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: dâu tây, kiwi, xoài, ớt chuông, rau lá xanh và trái cây họ cam, quýt. Chúng giúp tăng cường hấp thu sắt để cơ thể tái tạo máu nuôi dưỡng tóc. Không những vậy còn giúp nang tóc và da đầu có sức đề kháng tốt hơn.

● Các thức ăn giàu đạm: thịt đỏ, cá, trứng, sữa…

● Thực phẩm giàu vitamin E: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống xơ rối tóc. Đồng thời nó cũng giúp tạo ra lớp màng bảo vệ tóc trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin E được tìm thấy nhiều trong: dầu thực vật, các loại hạt khô, rau bina, quả bơ, bông cải xanh.

● Thực phẩm chứa vitamin B1, B6: nấm, dâu tây, bột yến mạch, hạt điều, sữa chua, hạnh nhân, hải sản, đậu xanh, đậu đen… Vitamin B1 có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất dưới da, chống oxy hóa tóc, ngăn ngừa tóc rụng ở tuổi học sinh. Trong khi đó, vitamin B6 lại giúp chống lại các protein gây hại cho tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.

● Các thức ăn giàu chất sắt: củ dền đỏ, gan, đậu phụ, cải bó xôi, gà tây, các loại hạt, chocolate đen, cà chua,….

● Uống nhiều nước: Cần uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình lưu thông máu được thông suốt và hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc. Uống nước lọc hay uống nước trái cây đều tốt. Tuy nhiên, cần hạn chế tiêu thụ nước ngọt, cà phê hay trà sữa vì chúng không hề tốt cho sức khỏe mái tóc.

2. Lưu ý chăm sóc tóc đúng cách

● Chọn dầu gội lành tính phù hợp với chất tóc và da đầu. Sau khi gội, dùng khăn sạch thấm nước trên tóc, để tóc khô tự nhiên, tránh dùng máy sấy, chải tóc bằng lược thưa nhẹ nhàng khi tóc khô.

● Đắp mặt nạ tóc từ các nguyên liệu tự nhiên để bổ sung dưỡng chất và độ ẩm cho tóc.

● Hạn chế tạo kiểu tóc bằng các dụng cụ có nhiệt độ cao, hóa chất và tránh buộc tóc quá chặt

● Giảm căng thẳng, áp lực bằng cách tham gia các hoạt động thể thao, tâm sự với người thân, nghỉ ngơi, thư giãn…

● Massage da đầu thường xuyên để tăng tuần hoàn máu lên não, giúp dưỡng chất vận chuyển tới nang tóc nhanh hơn.

3. Đi khám tại các cơ sở chuyên khoa

Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc vấn đề rụng tóc. Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hiện là đơn vị được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đánh giá là địa chỉ khám chữa rụng tóc tin cậy, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt.

Đồng thời cũng là phòng khám đầu tiên chuyển giao công nghệ trị rụng tóc bằng laser và cấy tóc tự thân về Việt Nam, được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, nhập khẩu nguyên chiếc tại các nước có nền y khoa phát triển như Đức, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,…cam kết mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Đến với phòng khám, khách hàng sẽ được kiểm tra nang tóc và da đầu bằng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lớn 200 lần. Bạn có thể thấy trực tiếp hình ảnh phóng to của da đầu và nang tóc. Các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giải thích trực tiếp tình trạng của khách hàng.

Toàn bộ quá trình thăm khám được thực hiện trong môi trường vô trùng dưới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại. Nhờ đó sẽ đưa ra kết quả chính xác về tình trạng tóc và da đầu giúp bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.

Đối với trường hợp rụng tóc kéo dài, rụng tóc từng mảng, nang tóc đã mất không có khả năng mọc lại. Những người bị sẹo da đầu, người muốn hạ đường chân tóc cho trán cao sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện cấy tóc tự thân. Đây là phương pháp tạo nang tóc mới, được lấy chính các nang tóc của khách hàng để cấy vào vùng bị rụng tóc nhiều.

Sau khoảng từ 2-3 tháng sẽ bắt đầu mọc lên những thân mới và che phủ toàn bộ những mảng da đầu bị thiếu tóc bằng lớp tóc dày, mọc đúng hướng, dày đẹp tự nhiên. Từ đó, khắc phục hoàn tình trạng rụng tóc.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn biết được làm thế nào để bớt rụng tóc? Nếu chưa biết khám chữa rụng tóc ở đâu uy tín, hãy tới ngay Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc gọi hotline 0243 219 1111 để được đội ngũ bác sĩ của tư vấn chi tiết.

TIN LIÊN QUAN