[Hỏi – Đáp]: Lông mày rụng có mọc lại không?
1. Nguyên nhân khiến lông mày rụng
Lông mày rụng là cơ chế sinh lý bình thường về mặt sinh học. Mỗi ngày, lông mày có thể rụng 1 đến 2 sợi. Trong một số trường hợp, rụng lông mày quá nhiều nhưng lâu mọc lại còn có thể do nguyên nhân bệnh lý hay mất cân bằng xuất phát từ bên trong cơ thể như:
– Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố khiến DHT hoạt động mạnh, gây dư thừa và tác động ngược vào nang lông, làm chậm lại sự truyền máu đến mao mạch gây nên chứng rụng lông mày
– Do mắc bệnh: Một số bệnh lý khiến lông mày rụng là bệnh tuyến giáp (bao gồm cường giáp và suy giáp); bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ, bệnh bạch biến…); viêm da, viêm nang lông.
– Dị ứng với hóa chất: Bụi bẩn và các chất từ hóa mỹ phẩm không được tẩy trang sạch sẽ bám sâu vào lỗ chân lông khiến lông mày yếu, dễ gãy rụng và khó mọc lại. Trường hợp xấu hơn có thể gây dị ứng, ngứa ngáy.
– Tác dụng phụ của thuốc: thuốc điều trị ung thư, đông máu, huyết áp có thể làm cho lông mày rụng đi.
– Tác động vật lý: Cạo, nhổ hay waxing là các cách làm đẹp cho đôi chân mày. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này ít hay nhiều đều gây hại cho nang lông và vùng da của lông mày. Tác động lực quá mức lên hàng chân mày như gãi, chà xát mạnh cũng làm lông mày yếu và hay rụng thường xuyên.
2. Lông mày rụng có mọc lại không?
Cũng giống như lông và tóc, lông mày rụng tự nhiên đều có khả năng mọc lại để lấp đầy những khoảng trống. Thời gian phục hồi lông mày ước chừng từ 4 đến 8 tuần. Các sợi lông mi mới sẽ mọc lên từ chính những nơi đã gãy rụng với tốc độ dài khoảng 0.16mm mỗi ngày.
– Nếu lông mày của bạn chịu những tác động từ bên ngoài mà bị rụng như cạo, waxing, nhổ thì khả năng lông mày mọc lại vẫn rất cao. Bởi bản chất của các sợi lông mày rụng đi đó vẫn rất khỏe và đảm bảo được sức sống.
Trường hợp này, để lông mày mọc lại nhanh, bạn cần từ bỏ thói quen có hại như nhổ, cạo, tuốt lông mày; đồng thời bổ sung một số dưỡng chất kích thích nang lông tự nhiên là dầu dừa, dầu oliu, nước ép hành tây, vitamin E…
– Đối với trường hợp rụng do bệnh lý, lông mày có mọc lại được hay không phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thời điểm chữa trị.
– Rụng lông mày do suy tuyến giáp, nhiễm trùng hay hóa trị thì khả năng lông mày là không cao. Lông mày rụng quá 6 tháng đồng nghĩa với việc các nang lông đã bị hoại tử.
Những trường hợp này, lông mày gần như không thể mọc lại tự nhiên mà cần được cải thiện bằng các thủ thuật cấy lông mày tự thân.
Phương pháp sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của bệnh nhân làm nguyên liệu thay thế lông mày. Quy trình cấy ghép đơn giản, không đau, không để lại sẹo, hiệu quả lâu bền. Sau khoảng từ 2-3 tháng làm thủ thuật, lông mày sẽ mọc tự nhiên, tương thích với phần da mặt.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Lông mày rụng có mọc lại không?” cũng như một số gợi ý cải thiện hàng lông mày. Chúc bạn có được đôi lông mày đẹp, tự nhiên và khỏe mạnh!