Có nên cạo lông vùng kín khi mang thai không?
1. Lông vùng kín và chức năng của lông vùng kín
Lông vùng kín là vùng lông mọc ở gần gò mu phía trên âm hộ ở nữ, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi dậy thì.
Về mặt sinh học, lông vùng kín có tác dụng bảo vệ vùng kín tránh khỏi sự xâm hại của các loại vi khuẩn, giữ ấm và đảm bảo nhiệt độ bình thường của bộ phận nhạy cảm; giảm độ cọ xát bộ phận nhạy cảm vào quần áo, trong quá trình sinh hoạt hay khi quan hệ tình dục.
Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ, lông mu còn là minh chứng cho sự trưởng thành của giới tính, giữ mùi hương đặc trưng thu hút đối phương, giữ gìn chuyện chăn gối.
Bởi những lý do này mà ở thể trạng bình thường, chị em được khuyên không nên cạo bỏ phần lông mu vùng kín.
Xem thêm: Tác dụng của lông mu
2. Có nên cạo lông vùng kín khi mang thai không?
Vào thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố lớn dẫn đến hiện tượng lông mọc rậm rạp hơn. Đặc biệt ở vùng kín, lông mọc dày và dài sau tháng mang thai thứ 4 và biến mất sau khi sinh em bé.
Lông vùng kín rậm rạp gây ra rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu như ngứa ngáy, vùng kín ẩm ướt, mất thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều chị em băn khoăn liệu có thể xử lý “vùng cỏ” bằng dao cạo hay không.
Theo các chuyên gia da liễu, cạo lông vùng kín không được khuyên dùng, bởi chúng không có khả năng làm lỗ chân lông bị mất đi. Theo thời gian, lông mu sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển, thậm chí mọc lại nhanh, nhiều và cứng hơn sau các lần cạo bỏ.
Bên cạnh đó, sử dụng dao cạo khiến chân lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ngứa vùng kín, mọc mụn đỏ, mụn mủ ở chân lông; lông mọc ngược cuộn ở chân lông gây mụn ngứa.
Những hành động thô bạo như kéo, giật lông khiến vùng kín dễ bị trầy xước, mẩn đỏ thậm chí tăng nguy cơ nhão cô bé. Cạo lông trong nhiều năm cũng khiến tam giác mật trở nên thâm tím với các lỗ chân lông to, làn da xù xì kém hấp dẫn.
Nếu còn lo lắng việc lông mu rậm dày khiến cơ quan sinh dụng dễ gặp phải viêm nhiễm, chị em có thể tỉa ngắn lông mu một chút, khoảng 2-3 cm giúp vùng kín gọn gàng, dễ dàng vệ sinh. Nên lựa chọn quần lót, quần dài có chất liệu vải thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và không thể bỏ qua bước vệ sinh “cô bé” hằng ngày và sau khi đi vệ sinh.
Một lưu ý đặc biệt cho các mẹ bầu là không nên cố tìm cách loại bỏ lông vùng kín bằng thuốc hay công nghệ laser. Tác dụng phụ của thuốc tẩy lông và ảnh hưởng của tia laser ít nhiều có ảnh hưởng không tốt đối với em bé, nhất là ở đầu thai kỳ.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Có nên cạo lông vùng kín khi mang thai không?”. Chúc chị em có luôn khỏe mạnh và xinh đẹp!