Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ sẽ có một số thay đổi, trong đó có hiện tượng kinh nguyệt. Do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên xảy ra tình trạng vòng kinh có rụng trứng hoặc vòng kinh không rụng trứng. Vì thế, rối loạn kinh nguyệt là chuyện bình thường và thường sẽ ổn định sau 2- 3 năm.
1. Các biểu hiện kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt xuất hiện từ khi trẻ dậy thì và kéo dài tới lúc phụ nữ mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thường nằm trong khoảng từ 21- 35 ngày. Để biết kinh nguyệt của con có đều hay không, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau:
– Chu kỳ bất thường khi vòng kinh có thể là vài ngày hoặc vài tháng. Chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày, kinh nguyệt thưa, vô kinh hoặc tắc kinh (quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt)
– Số ngày hành kinh: Rong kinh tuổi dậy thì thường có số ngày kéo dài hơn 7 ngày. Và rong huyết không xuất hiện theo chu kỳ.
– Lượng máu kinh: Cường kinh với lượng máu kinh ra nhiều hơn với mức bình thường và thiếu kinh với lượng máu ít hơn 20ml. Hoặc số ngày kinh dưới 3 ngày.
– Trong chu kỳ kinh còn kèm theo các triệu chứng như: đau bụng dữ dội, nôn mửa, đau đầu, màu sắc máu có màu đen, vón cục….
2. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy là chuyện phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi nó lại tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe mà bạn không nên chủ quan:
1. Ảnh hưởng đến tâm lý
Trẻ bước vào tuổi dậy thì vẫn còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và giới tính. Kinh nguyệt không đều sẽ khiến trẻ lo lắng, hoang mang. Nếu còn kèm theo tình trạng đau mỏi người, đau bụng… sẽ gây mệt mỏi cho trẻ, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày.
2. Tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe
Thông thường, các bé gái sẽ mất khoảng 2-3 năm để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng quá dữ dội, có người bị ngất, máu kinh có màu đen… rất có thể mắc các bệnh phụ khoa. Bạn có thể nghĩ đến một số bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến….Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới về sau.
3. Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
1. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
– Luôn giữ cho cơ thể và vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, nhất là vào những ngày hành kinh.
– Nên giữ ấm cho cơ thể, khi vệ sinh hay tắm rửa nên dùng nước ấm
– Thay băng vệ sinh thường xuyên, cứ cách 4h/lần để cho vùng kín sạch sẽ và ngăn chặn các vi khuẩn tấn công.
2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Thời kỳ kinh nguyệt, trẻ bị mất một lượng máu khá nhiều, có thể dẫn tới thiếu sắt. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý bổ sung thêm vitamin, chất xơ và rau củ quả trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, trẻ nên kiêng đồ ăn cay nóng, uống các chất chứa caffein.
3. Chế độ vận động hợp lý
Dù trải qua kỳ nguyệt san mệt mỏi nhưng các em cũng cần rèn luyện sức khỏe thật tốt. Nên vận động nhẹ nhàng, tăng cường sức bền để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Một số môn thể thao tốt cho các bé gái ở tuổi dậy thì như: đi bộ, bơi, đạp xe đạp, nhảy dây, yoga…
4. Sử dụng các thuốc điều hòa kinh nguyệt
Nếu trẻ bị rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi dậy thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt. Có dạng viên uống, cao hoặc siro… rất tiện lợi.
Các cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì khá đơn giản phải không các bạn? Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn tiếp diễn, gây khó chịu cho trẻ thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám phụ khoa để tầm soát các bệnh sớm cho con, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.