Nên chọn cấy tóc sinh học hay cấy tóc tự thân?
Hiện nay, trên thị trường dịch vụ cấy tóc ngày càng phổ biến và được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Nhưng vấn đề mà nhiều người thắc mắc là với 2 phương pháp cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học thì nên sử dụng phương pháp nào? Bởi lẽ cách thức thực hiện tương đối giống nhau nhưng hiệu quả đạt được lại khác biệt rõ ràng. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về 2 phương pháp cấy tóc này, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để che đi khuyết điểm trên mái tóc.
Xem thêm: Cấy tóc có hiệu quả không? Phương pháp nào ưu việt nhất?
1. Cấy tóc sinh học, có bị đào thải không?
Cấy tóc sinh học Biofibre là phương pháp cấy tóc không phẫu thuật, sử dụng sợi tóc sinh học với cấu tạo 3 lớp giống như tóc tự thân, có các nút thắt ở gốc tóc để cấy vào vùng da đầu bị rụng nhiều, hói hay che sẹo… Thông thường, mất khoảng 1 giờ thực hiện thủ thuật, với quy trình các bước như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thăm khám, tư vấn về tình trạng tóc, số lượng tóc cần cấy và đưa ra báo giá cấy tóc
– Bước 2: Xác định vùng tóc cần cấy và hướng tóc mọc, lựa chọn loại tóc cấy phù hợp nhất để đảm bảo sau cấy có được mái tóc tự nhiên nhất.
– Bước 3: Khử trùng và gây tê vùng đầu cho khách hàng để tránh nhiễm trùng và giảm đau đớn.
– Bước 4: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để thực hiện cấy ghép tóc sinh học vào vùng da đầu của bệnh nhân.
Ưu điểm
– Không gây đau đớn, không để lại sẹo… trong quá trình thực hiện thủ thuật bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường.
– Quá trình cấy tóc không phải lấy tóc của vùng khác trên da đầu nên hạn chế xâm lấn, ít tổn thương.
– Hiệu quả ngay tức thì, bạn có thể thấy được hiệu quả ngay sau khi cấy tóc với độ che phủ cao.
Nhược điểm
– Do không sử dụng các nang tóc tự thân nên tóc sinh học có độ tương thích với cơ thể không cao, dễ bị đào thải, rụng đi bất cứ lúc nào.
– Cơ chế đào thải này được hình thành từ hệ thống miễn dịch, phản ứng với tóc mới gây ra tình trạng viêm tại chỗ hoặc tăng sừng ở chân tóc được cấy. Nếu bạn không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng và lây nhiễm bệnh lý da đầu khác.
– Ngoài ra, tóc sinh học không phát triển dài ra được nên khó có thể thay đổi kiểu tóc. Với những yếu tố cơ học như gội đầu, tạo kiểu tóc dễ bị rụng đi.
2. Cấy tóc tự thân an toàn và hiệu quả trọn đời
Khác với cấy tóc sinh học, cấy tóc tự thân là ứng dụng vi phẫu lấy trực tiếp phần nang tóc khỏe mạnh vùng chẩm phía sau đầu của bệnh nhân, tiến hành gia công, nuôi dưỡng một cách tốt nhất rồi căn cứ vào hướng tóc mọc cấy vào da đầu. Quy trình được thực hiện theo 6 bước:
– Bước 1: Thăm khám, chẩn đoán vùng cần cấy tóc
– Bước 2: Tiến hành sát trùng và gây tê vùng cần cấy tóc
– Bước 3: Sử dụng bút cấy chuyên dụng (đường kính 0.6 – 0.8mm), hút những nang tóc từ phần tóc phía sau gáy lên
– Bước 4: Chọn các nang tóc khỏe mạnh, bóc tách thành những nang tóc nhỏ
– Bước 5: Cấy các nang tóc đó vào vùng tóc cần cấy, kết thúc quá trình
– Bước 6: Chăm sóc sau thủ thuật
Ưu điểm
– Toàn bộ quy trình cấy ghép được tiến hành trong môi trường vô trùng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
– Vì sử dụng đầu bút cấy siêu nhỏ nên ít tổn thương da đầu, không gây đau đớn, kích ứng, không để lại sẹo.
– Kết thúc tiểu phẫu, khách hàng có thể về nhà ngay sau đó mà không cần lưu lại phòng khám dài ngày. Sau khoảng 3 đến 6 tháng, tóc mới sẽ sinh trưởng khỏe mạnh với tỷ lệ thành công trên 95%.
– Những sợi tóc mang đặc tính của tóc tự nhiên nên sẽ không bị đào thải, hoại tử hay tái rụng, nhất là có thể dài ra và hoàn toàn uốn, nhuộm tạo kiểu như tóc bình thường khi khôi phục hoàn toàn.
Khuyết điểm
– Chi phí cao hơn cấy tóc sinh học nhưng an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ trọn đời.
Xem thêm: Cấy tóc tự thân tại phòng khám cấy tóc quốc tế
Hy vọng với tất cả thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc nên cấy tóc sinh học hay cấy tóc tự thân? Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân mà các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.