Không thể ngờ tới 6 nguyên nhân gây hói đầu tồn tại trong cuộc sống
Nhiều người nghĩ rằng, hói đầu là do di truyền và chỉ xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Tuy nhiên, thực tế đâu phải như thế. Có những nguyên nhân gây hói đầu ở cả nam và nữ vẫn tồn tại trong cuộc sống khiến bạn không ngờ tới.
1. Mất cân bằng hormon
Ở nam giới, chứng hói đầu khá phổ biến ở mọi độ tuổi. Khi bắt đầu độ tuổi dậy thì, các hormon sinh sản phát triển mạnh dẫn đến dư thừa DHT và gây ra tình trạng rụng tóc. Khi đến tuổi trung niên, nam giới bước đến vào thời kỳ mãn dục nam, DHT tiếp tục mất cân bằng và tóc rụng nhiều hơn, thưa hơn, hói đầu, xuất hiện tóc bạc.
Đối với phụ nữ, sự biến động hormon nội tiết tố thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, tiền mãn kinh và mãn kinh. Tóc bắt đầu rụng ở đỉnh đầu, rẽ chân tóc rộng ra. Nếu lượng tóc rụng nhiều hơn sẽ khiến bị hói đầu.
2. Stress, căng thẳng quá độ
Hiện nay, áp lực cuộc sống ngày càng cao khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hói đầu ít ai ngờ đến. Trên thực tế, các nang tóc đều trải qua các giai đoạn: sinh trưởng, chuyển tiếp, ngừng phát triển và rụng tóc. Chính stress sẽ làm gián đoạn và bẻ cong đồng hồ sinh học này.
Đó là chưa kể đến, stress khiến bạn ăn ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc, thiếu hụt các dưỡng chất để nuôi tóc. Vì vậy, rụng tóc, tóc mọc thưa, hói đầu là điều khó tránh khỏi.
3. Ăn uống thiếu hụt dưỡng chất
Mặc dù, ai cũng biết vitamin A rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu dung nạp quá nhiều lại khiến tóc có thể bị rụng. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm hàm lượng vitamin B, đặc biệt là B7. Khi tóc thiếu loại vitamin này sẽ dễ bị xơ yếu, gãy rụng, hói đầu. Không những thế tóc còn mọc chậm và không giữ được vẻ đen bóng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các loại trái cây, rau xanh, protein và các chất béo lành mạnh như các loại hạt, bơ không chỉ giúp mái tóc chắc khỏe mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Nguồn nước không sạch
Nếu bạn sống trong vùng có nguồn nước bị ô nhiễm thì rất dễ bị các vi sinh vật gây bệnh hoặc các chất hóa học tấn công. Điều này có thể làm hư tổn chân tóc dẫn tới việc rụng tóc hàng loạt.
Vì thế, nếu nghi ngờ nguồn nước không sạch hay nhiễm phèn, bạn nên lắp thêm thiết bị xử lý nguồn nước để đảm bảo sinh hoạt và bảo vệ mái tóc.
5. Gội đầu không đúng cách
Đây cũng là nguyên nhân gây hói đầu mà mọi người thường không chú ý tới. Rất nhiều người có thói quen gội đầu hàng ngày. Tuy nhiên, hành động này vô tình làm vỡ cấu trúc tự nhiên của tóc, ảnh hưởng đến lớp biểu bì khiến tóc bị yếu, dễ gãy rụng nhiều hơn. Nếu không muốn bị hói đầu sớm, bạn chỉ nên gội đầu 2-3 lần/tuần.
Bên cạnh đó, việc gãi mạnh trong lúc gội đầu cũng khiến chân tóc bị yếu và gãy rụng. Bạn nên gãi và massage tóc nhẹ nhàng. Khi xả tóc phải kỹ để không còn bọt hoặc dầu gội, dầu xả bám lại trên da đầu. Phải đảm bảo làm sạch toàn phần vì chất kiềm trong dầu gội vướng vào tóc có thể sẽ làm hỏng tóc. Khi sấy tóc, bạn không nên sấy quá khô mà để tóc hơi ẩm và hong khô tự nhiên để tóc có độ đàn hồi tốt là không bị rụng tóc.
6. Nguyên nhân gây hói đầu do bệnh lý
Khi bạn mắc bệnh lý nấm da hay nhiễm khuẩn, các nang tóc sẽ bị viêm, sưng hoặc khô. Tóc sẽ khó có thể hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng. Đồng thời, nang tóc không thể giữ được chân tóc và ngọn tóc. Vì vậy, tóc dễ bị thiếu hụt chất, không phát triển tốt, tóc rụng thưa dần, lâu ngày sẽ hói đầu.
Ngoài ra, một số người sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, tiểu đường, huyết áp… cũng khiến tóc bị yếu và dễ bị gãy rụng hơn.
Trên đây là một số thông tin mà Hairclub cung cấp cho bạn biết về các nguyên nhân gây hói đầu. Các bạn hãy tham khảo và định hướng cách khắc phục nhé.